Texas vào xuân êm ã như giọt sương mai lã lơi trên những đóa hoa dại màu hồng phấn. Mùa xuân khoe sắc có sự góp mặt của những thãm hoa bạt ngàn trên từng con đường hắt hiu,hoang sơ .Những con đường làng cong cong như dãy lụa và mùa xuân sẽ ngự trị mãi ở lòng người...
Mùa xuân quê mình có còn rực rở như hoa mai ngày ấy hay năm tháng cũng phai tàn khắc khoãi với thời gian...
Quê hương mình bõ lại
Mang theo buồn ngổn ngang.
Đời đi xa mấy nửa
Dẫu thương chưa lần về.
Đời người mọi thứ rồi sẽ qua đi , qua đi chỉ còn lại những mảnh vụn của quá khứ. Quá khứ được phục hiện bằng những tác phẩm tuy đơn sơ nhưng chắt chiu biết bao là kỹ niệm...Có tiếng cười pha theo giòng nước mắt và có cả tiếng nấc ngậm ngùi hối tiếc phai phôi.
Xin gởi lại đời một chút gì ...chính là ý tưởng của tác giả. Xin xem như một kỹ niệm nếu một lần bạn ghé qua trang web này.
Có một buổi sáng dừng chân bên triển đồi Tennessee . Làn sương mõng manh như gót bồng cô tiên nữ thướt tha,ngập ngừng dưới nắng hồng rồi bay bổng tan loãng vào trời cao...
Trường Quốc Gia Nghĩa Tử :
Từ thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã có ý giúp đỡ các cô nhi, con cái của tử sĩ và thương phế binh trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa và cho đó là một trong những quốc sách với nhà nước nhận vai trò nuôi dạy các em cho đến tuổi 18. Năm 1962 Nha Xã hội đệ trình thông qua Bộ Quốc phòng để lập ra một tổ chức đảm nhiệm vai trò này, theo mẫu Office des Pupilles de la Nation của Pháp
Năm 1963 chính phủ lập cơ sở đầu tiên mang tên Viện Quốc gia Nghĩa tử[2] ở Sài Gòn. Việc xây dựng có đóng góp của các thành phần dân sự qua Ủy ban vận động xây cất Quốc gia Nghĩa tử trong đó kiến trúc sư Trương Đức Nguyên thiết kế và nhà thầu Trần Ngọc Trình đảm nhận mà không lấy thù lao. Công trình xây cất tiến hành đến Tháng Chín 1963 thì khánh thành Viện Quốc gia Nghĩa tử trên đường Võ Tánh gần Ngã tư Bảy Hiền, thuộc Tân Sơn Hòa, tỉnh Gia Định.
Bác Sĩ Trương Khuê Quan được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Giáo dục Quốc gia Nghĩa tử. Niên học đầu tiên (1963-1964) có khoảng 500 học sinh ghi danh theo học tại trường Quốc gia Nghĩa tử.
Thời gian đầu, Quốc gia Nghĩa tử áp dụng chương trình giáo dục phổ thông. Đến năm 1966 xây thêm trường Kỹ thuật Quốc gia Nghĩa tử để khai giảng năm 1966-1967 với chủ ý đào tạo kỹ năng thực dụng. Sang năm 1968 thì lại cải tiến, áp dụng chương trình giáo dục tổng hợp cho một trường. Theo chương trình đó thì thay vì chia các lớp trung học thành Đệ nhất cấp và Đệ nhị cấp thì gom cả hai lại. Ngoài ra thay vì chia thành bốn ban như các trường trung học khác, trường Quốc gia Nghĩa tử tổng hợp chia thành tám ban:[3]
Mô hình trường sở Quốc gia Nghĩa tử sau được trải rộng thành một hệ thống trường học tại nhiều tỉnh thành như Huế (1967), Đà Nẵng (1968), Biên Hòa (1969), Cần Thơ (1971). Một số trường có cả cơ sở để học sinh tá túc nội trú.[4] Tổng cộng là bảy cơ sở giáo dục (5 trường theo chương trình phổ thông, 1 trường kỹ thuật, 1 trường theo chương trình tổng hợp) với gần 400 giáo sư và tổng số trên 10.000 học sinh từ bậc tiểu học đến trung học, trong số đó có 800 học sinh nội trú (500 nữ Sinh và 300 nam sinh). Một số được cấp học bổng đi du học sau khi tốt nghiệp trung học đệ nhị cấp.
Từ năm 1963 đến năm 1967, Trường Quốc gia Nghĩa tử thuộc Quốc gia Nghĩa tử Cuộc, một bộ phận của Bộ Quốc phòng.
Sang thời Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam, Trường Quốc gia Nghĩa tử chuyển sang Bộ Cựu chiến binh mới thành lập. Tuy phụ thuộc Bộ Cựu chiến binh nhưng chương trình học của trường do Bộ Quốc gia Giáo dục soạn thảo và chứng nhận. Hệ thống trường này hoạt động như một cơ quan tự trị, có ngân sách riêng, dưới quyền của một Hội đồng Quản trị gồm đại diện của Bộ Cựu chiến binh (kiêm nhiệm chủ tịch), Bộ Quốc gia Giáo dục, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chánh, Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp.
Tia nắng hồng giửa mùa đông :
Buổi sáng mùa đông mặt nước hồ thu băng giá lơ lững những giọt sương mai trên cành trơ lá . Tia nắng màu hồng mang hơi ấm như bàn tay của thiên thần lùa vào từng khoảng tối ... mùa đông thức giấc và những giọt sương rơi vỡ biến thành màu trắng tiếc thương